<p>Tháng 4 năm 1988, Howard Dickinson, 24 tuổi. Đề tài luận văn tốt nghiệp của ông có tên là “Hạnh phúc của con người phụ thuộc vào điều gì?”</p>
<p> </p>
<p>Để hoàn thành luận văn, ông đã gửi 10.000 bảng câu hỏi cho người dân trong thành phố, trên đó có ghi chi tiết dữ liệu định danh cá nhân, còn có câu hỏi trắc nghiệm về hoàn cảnh của họ lúc này:<br>
<b>1. Vô cùng hạnh phúc<br>
2. Hạnh phúc<br>
3. Bình thường<br>
4. Thống khổ<br>
5. Vô cùng thống khổ</b></p>
<p> </p>
<p>Trong hơn hai tháng, Howard Dickinson đã thu hồi được hơn 5.200 bảng trả lời hợp lệ. Sau khi thống kê, chỉ có 121 người nghĩ rằng họ vô cùng hạnh phúc. Howard Dickinson tiến hành một cuộc khảo sát và phân tích chi tiết về 121 người này. Ông thấy rằng 50 trong số 121 người này là những người thành công trong thành phố và hạnh phúc của họ chủ yếu là do thành công trong sự nghiệp mang đến. 71 người khác là bà nội trợ bình thường, nông dân bán rau, nhân viên nhỏ trong công ty và thậm chí là những người vô gia cư đã nhận được trợ cấp. Những người có cuộc sống bình thường đạm bạc này làm thế nào có thể sở hữu hạnh phúc lớn lao đến thế?</p>
<p> </p>
<p>Nhiều lần tiếp xúc và trao đổi với những người này, Howard Dickinson phát hiện rằng, mặc dù nghề nghiệp của họ đa dạng bất đồng nhưng bản thân họ lại có một điểm chung. Đó chính là họ không có yêu cầu quá cao hoặc quá nhiều đối với vật chất. Họ sống rất đơn giản và yên bình, vừa lòng với hiện tại. Howard Dickinson đã viết ra tổng kết luận văn như thế này:</p>
<p> </p>
<p>“Trên thế giới này có hai loại người hạnh phúc nhất:<br>
Một là những người sống đạm bạc yên bình, hai là những người thành công nổi tiếng.<br>
Nếu như bạn là một người bình thường, thì thông qua việc tu luyện nội tâm, giảm bớt dục vọng bạn cũng có thể đạt được hạnh phúc. Nếu như bạn là một người thành công nổi tiếng thì bạn có thể thông qua việc chăm chỉ, biết cách nắm bắt thời cơ mà đạt được thành công trong sự nghiệp và đó là thứ hạnh phúc lớn lao nhất.”</p>
<p> </p>
<p>Sau khi tốt nghiệp, Howard Dickinson ở lại trường giảng dạy. Thoáng chốc đã hơn hai mươi năm trôi qua, Howard Dickinson đã trở thành một giáo sư nổi tiếng ở Mỹ.</p>
<p> </p>
<p>Vào tháng 6 năm 2009, ngẫu nhiên, ông đã lật lại luận văn tốt nghiệp ngày xưa. Ông hiếu kỳ không biết điều gì đã xảy ra với những người cảm thấy mình “vô cùng hạnh phúc” năm đó? Có phải họ vẫn cảm thấy bản thân rất hạnh phúc hay không? Ông tìm lại địa chỉ liên lạc của những người đó, mất hơn ba tháng một lần nữa làm điều tra.</p>
<p> </p>
<p>Kết quả 71 người bình thường năm đó trừ hai người qua đời tổng cộng thu lại được 69 bảng câu hỏi. Cuộc sống của 69 người này xảy ra nhiều thay đổi: Một số người đã nằm trong hàng ngũ những người thành công, những người khác vẫn sống những ngày bình thường và số còn lại đang sống trong khó khăn do bệnh tật và tai nạn. Tuy nhiên, đáp án của họ vẫn như ngày nào, cảm thấy bản thân “vô cùng hạnh phúc”.</p>
<p> </p>
<p>Ngược lại, 50 người thành công nổi tiếng trước kia lại xảy ra thay đổi cực lớn. Trong đó, chỉ có 9 người vẫn lựa chọn giống như lúc đầu, bởi vì sự nghiệp của họ vẫn thuận lợi. Có 23 người lựa chọn “bình thường”, 16 người sự nghiệp xuống dốc hoặc phá sản lựa chọn “thống khổ”, 2 người còn lại lựa chọn “vô cùng thống khổ”.</p>
<p> </p>
<p>Nhìn vào kết quả như vậy, Howard Dickinson rơi vào trầm tư. Hai tuần sau, Howard Dickinson viết một bài báo đăng trên tờ báo “The Post” với tiêu đề: “Mật mã hạnh phúc”. Trong bài viết của mình, Howard Dickinson đã trình bày chi tiết về quá trình và kết quả của hai cuộc khảo sát.</p>
<p> </p>
<p>Cuối cùng, ông tổng kết: “<i>Tất cả cảm giác hạnh phúc dựa trên vật chất đều không thể kéo dài, nó sẽ biến mất khi vật chất biến mất. Chỉ có sự yên bình và tĩnh lặng trong tâm hồn, niềm vui được sinh ra từ thân tâm mới thật sự là hạnh phúc</i>”.</p>
<p> </p>
<p>Nhiều người xem xong bài viết này đều kinh ngạc thốt lên: “Howard Dickinson đã phá giải mật mã của hạnh phúc!”. Bài viết thu hút sự chú ý rộng rãi, tờ báo “The Post” phải in sáu lần trong một ngày.</p>
<p> </p>
<p>Tất cả những chuyện bi thảm đều có liên quan đến tiền bạc, tất cả những chuyện hạnh phúc đều không liên quan gì đến bạc tiền cả!<br>
-St-</p>
Tháng 4 năm 1988, Howard Dickinson, 24 tuổi. Đề tài luận văn tốt nghiệp của ông có tên là “Hạnh phúc của con người phụ thuộc vào điều gì?”
Để hoàn thành luận văn, ông đã gửi 10.000 bảng câu hỏi cho người dân trong thành phố, trên đó có ghi chi tiết dữ liệu định danh cá nhân, còn có câu hỏi trắc nghiệm về hoàn cảnh của họ lúc này:
1. Vô cùng hạnh phúc
2. Hạnh phúc
3. Bình thường
4. Thống khổ
5. Vô cùng thống khổ
Trong hơn hai tháng, Howard Dickinson đã thu hồi được hơn 5.200 bảng trả lời hợp lệ. Sau khi thống kê, chỉ có 121 người nghĩ rằng họ vô cùng hạnh phúc. Howard Dickinson tiến hành một cuộc khảo sát và phân tích chi tiết về 121 người này. Ông thấy rằng 50 trong số 121 người này là những người thành công trong thành phố và hạnh phúc của họ chủ yếu là do thành công trong sự nghiệp mang đến. 71 người khác là bà nội trợ bình thường, nông dân bán rau, nhân viên nhỏ trong công ty và thậm chí là những người vô gia cư đã nhận được trợ cấp. Những người có cuộc sống bình thường đạm bạc này làm thế nào có thể sở hữu hạnh phúc lớn lao đến thế?
Nhiều lần tiếp xúc và trao đổi với những người này, Howard Dickinson phát hiện rằng, mặc dù nghề nghiệp của họ đa dạng bất đồng nhưng bản thân họ lại có một điểm chung. Đó chính là họ không có yêu cầu quá cao hoặc quá nhiều đối với vật chất. Họ sống rất đơn giản và yên bình, vừa lòng với hiện tại. Howard Dickinson đã viết ra tổng kết luận văn như thế này:
“Trên thế giới này có hai loại người hạnh phúc nhất:
Một là những người sống đạm bạc yên bình, hai là những người thành công nổi tiếng.
Nếu như bạn là một người bình thường, thì thông qua việc tu luyện nội tâm, giảm bớt dục vọng bạn cũng có thể đạt được hạnh phúc. Nếu như bạn là một người thành công nổi tiếng thì bạn có thể thông qua việc chăm chỉ, biết cách nắm bắt thời cơ mà đạt được thành công trong sự nghiệp và đó là thứ hạnh phúc lớn lao nhất.”
Sau khi tốt nghiệp, Howard Dickinson ở lại trường giảng dạy. Thoáng chốc đã hơn hai mươi năm trôi qua, Howard Dickinson đã trở thành một giáo sư nổi tiếng ở Mỹ.
Vào tháng 6 năm 2009, ngẫu nhiên, ông đã lật lại luận văn tốt nghiệp ngày xưa. Ông hiếu kỳ không biết điều gì đã xảy ra với những người cảm thấy mình “vô cùng hạnh phúc” năm đó? Có phải họ vẫn cảm thấy bản thân rất hạnh phúc hay không? Ông tìm lại địa chỉ liên lạc của những người đó, mất hơn ba tháng một lần nữa làm điều tra.
Kết quả 71 người bình thường năm đó trừ hai người qua đời tổng cộng thu lại được 69 bảng câu hỏi. Cuộc sống của 69 người này xảy ra nhiều thay đổi: Một số người đã nằm trong hàng ngũ những người thành công, những người khác vẫn sống những ngày bình thường và số còn lại đang sống trong khó khăn do bệnh tật và tai nạn. Tuy nhiên, đáp án của họ vẫn như ngày nào, cảm thấy bản thân “vô cùng hạnh phúc”.
Ngược lại, 50 người thành công nổi tiếng trước kia lại xảy ra thay đổi cực lớn. Trong đó, chỉ có 9 người vẫn lựa chọn giống như lúc đầu, bởi vì sự nghiệp của họ vẫn thuận lợi. Có 23 người lựa chọn “bình thường”, 16 người sự nghiệp xuống dốc hoặc phá sản lựa chọn “thống khổ”, 2 người còn lại lựa chọn “vô cùng thống khổ”.
Nhìn vào kết quả như vậy, Howard Dickinson rơi vào trầm tư. Hai tuần sau, Howard Dickinson viết một bài báo đăng trên tờ báo “The Post” với tiêu đề: “Mật mã hạnh phúc”. Trong bài viết của mình, Howard Dickinson đã trình bày chi tiết về quá trình và kết quả của hai cuộc khảo sát.
Cuối cùng, ông tổng kết: “Tất cả cảm giác hạnh phúc dựa trên vật chất đều không thể kéo dài, nó sẽ biến mất khi vật chất biến mất. Chỉ có sự yên bình và tĩnh lặng trong tâm hồn, niềm vui được sinh ra từ thân tâm mới thật sự là hạnh phúc”.
Nhiều người xem xong bài viết này đều kinh ngạc thốt lên: “Howard Dickinson đã phá giải mật mã của hạnh phúc!”. Bài viết thu hút sự chú ý rộng rãi, tờ báo “The Post” phải in sáu lần trong một ngày.
Tất cả những chuyện bi thảm đều có liên quan đến tiền bạc, tất cả những chuyện hạnh phúc đều không liên quan gì đến bạc tiền cả!
-St-
|