(1) Từ - Metta là Tình yêu Thuần khiết.
Tình yêu Thuần khiết đã được viết trong Bài Cảm nhận về Tình yêu Thuần khiết. Tình yêu đó phát triển với Đối tượng Yêu là Con người, là Bản thân và là Sự sống.
Biết Yêu Bản thân phải là Gốc, một người chưa biết Yêu Bản thân mình, người đó không thể có Tình yêu Thuần khiết đủ đầy với mọi con người khác. Tình yêu Thuần khiết thực sự trọng vẹn khi Đối tượng Yêu được mở ra cho toàn Sự sống.
(2) Bi - Kuruna là Lòng Trắc ẩn.
Người có Lòng Trắc ẩn là người biết Cảm thông, Mong ước và Hành động để cho mọi sinh linh dứt trừ Khổ đau. Phải đi tới Hành động, chỉ Cảm thông, Mong ước mà chưa Hành động, người đó chưa đi tới chiều cao của Lòng Trắc ẩn. Người đó Hành động để cho mọi sinh linh dứt trừ Khổ đau như một lẽ sống bình thường ngay cả khi cần thiết hy sinh cả tính mạng bản thân; và người đó không cần và không biết đến sự đền ơn.
Đơn giản là Hành động, Hành động không gây ra bất kể một tác động nào ngoài tác động dứt trừ Khổ đau cho đối tượng hành động. Khi cần thiết hy sinh cả tính mạng bản thân, người đó đã đi vào Cái Chết một cách Thanh thản và Nhận biết. Thanh thản và Nhận biết khi hy sinh tính mạng mình, người đó Trí huệ và biết rằng sự hy sinh đó thực sự giúp cho đối tượng thoát khổ đau. Giúp cho người khác dứt khỏi Khổ đau không đơn thuần là mang lại Hạnh phúc; mang lại Hạnh phúc cho người khác chưa phải là Hành động toàn bộ để giúp cho đối tượng thoát Khổ đau. Hành động Trí huệ của Lòng Trắc ẩn là giúp con người khác Nhận biết được Bản thân họ và Nhận biết được Sự sống; chi khi Nhận biết được điều đó mọi sinh linh mới thực sự khoát khỏi Khổ đau.
Tình yêu Thuần khiết và Lòng Trắc ẩn thường đi chung với nhau. Lòng Trắc ẩn để dứt trừ Khổ đau cho sinh linh, làm cho Tình yêu Thuần khiết trọn vẹn. Tình yêu Thuần khiết không thể thiếu được Lòng Trắc ẩn; vì nếu thiếu Lòng Trắc ẩn, Tình yêu đó không thể rót vào đủ đầy Đối tượng Yêu.
(3) Hỷ - Mudita là Niềm Vui chung.
Niềm Vui có bốn chiều kích. Niềm Vui của Người Tìm kiếm đi qua bốn tầng, từ Sung sướng, tới Hạnh phúc, tới Hoan hỷ và thành tựu sự An lạc.
Niềm Vui trong tầng Vật chất, trong tầng Sinh lý nó là Sung sướng. Đói được ăn, khát được uống là Sung sướng. Sung sướng phải có đối tượng Bên ngoài, không có đối tượng sự Sung sướng không thể xảy ra. Trong tầng Tâm lý, Niềm Vui là Hạnh phúc. Hạnh phúc là một nửa Bên ngoài, một nửa Bên trong. Nó thường gắn với Tình yêu thương. Hạnh phúc xảy ra khi vừa dâng hiến và trao tặng cùng với thưởng thức và đón nhận. Chạm tới tầng Tâm linh Niềm Vui là Hoan hỷ. Hoan hỷ không biết tới nhận lại, chỉ biết cho đi; như Mẹ cho con, đơn giản là cho, đã thoát ly giới hạn, thoát ly đối tượng và thoát ly các mối quan hệ; nhưng không dài lâu, thoắt đến thoắt đi. Đi tới tầng Tâm linh, Niềm Vui là An lạc. An lạc là bền vững, là dài lâu với Người Tìm kiếm, khi người trưởng thành trong tầng Tâm linh.
Người Tìm kiếm trưởng thành khi Niềm Vui được Chuyển hoá thành Niềm Vui chung. Người đó Vui thích với sự Sung sướng, sự Hạnh phúc, sự Hoan hỷ, sự An lạc của tất cả các sinh linh; người đó luôn Hành động để mang tới sự Sung sướng, sự Hạnh phúc, sự Hoan hỷ, sự An lạc của tất cả các sinh linh trong niềm vui và sự an tĩnh.
Niêm Vui chung thực sự bền vũng khi Người Tìm kiếm đồng cảm cùng Sung sướng, Hạnh phúc, Hoan hỷ và An lạc cùng Con người khác. Để có thể đồng cảm cùng mọi sinh linh trong sự Sung sướng, sự Hạnh phúc, sự Hoan hỷ, sự An lạc của Niềm Vui chung người đó phải Bình tĩnh, Sung sướng, Hạnh phúc, Hoan hỷ và An lành ở Bên trong.
(4) Xả - Upekkha và Sự Bình đẳng.
Người có Sự Bình đẳng là người không biết sợ hãi; người đó buông xả không bám chấp vào bất kể điều gì vào danh vọng, vào tiền bạc, vào quyền lực, vào tình ái, vào đạo đức và giáo lý thế gian,... nên người đó không sợ hãi điều gì.
Người có Sự Bình đẳng là người bình thản không bị tác động bởi sự phỉ báng, nguyền rủa và coi thường; thản nhiên trước sự tráo trở đảo điên; ung dung trong mọi hoàn cảnh thuận ngược, khó khăn và khổ đau, thất bại và thành công.
Và Sự Bình đẳng là con đường đưa tới Tự do. Người Tìm kiếm vượt mọi điều kiện quy định, mọi điểm tự tham chiếu từ cộng đồng của hai mặt đối lập áp đặt, trong người đó không còn xung đột và người đó có cái Hiểu đúng đắn, có Cảm nhận chân chính, có cái Thấy sáng suốt và vô tư; người đó ấm áp và không lãnh đạm bàng quan.
Sự Bình đẳng dường như là gốc của ba Phẩm hạnh trên. Có Sự Bình đẳng, Người Tìm kiếm có Tình yêu Thuần khiết, có Lòng Trắc ẩn và có Niềm Vui chung.
Cư sĩ Minh ĐẠt
#Cư_Sĩ_Minh_Đạt